1.Nhắc đến căn bếp Việt, không thể thiếu hương vị đậm đà của nước mắm Chinsu
– một thương hiệu gia vị đã in sâu vào tâm trí người tiêu dùng qua biết bao thế hệ. Hành trình chinh phục thị trường gia vị của Chinsu đầy ắp những thành công, nhưng cũng không thiếu chông gai khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu mới nổi. Vậy bí mật nào giúp Chinsu giữ vững vị thế “quốc gia” và tiếp tục chinh phục thị trường tiềm năng này? Hãy cùng chúng tôi giải mã ma trận SWOT của Chinsu để hiểu rõ hơn về chiến lược của thương hiệu này.
2. Strengths (Điểm mạnh) của Chinsu
Phân tích mô hình SWOT của Chinsu bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Chinsu.
Hậu thuẫn lớn từ tập đoàn mẹ Masan:
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San được thành lập vào tháng 11 năm 2004 dưới tên là Công ty Cổ phần Hàng Hải Ma San. Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (tên tiếng Anh là Ma San Group Corporation) vào tháng 8 năm 2009 và đã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM vào ngày 05 tháng 11 năm 2009.
- Công ty cũng đã chính thức thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) vào tháng 07 năm 2015. Dù Công ty chính thức thành lập vào năm 2004 nhưng tính đến việc thành lập và hoạt động của các cổ đông lớn, công ty con và các công ty tiền nhiệm thì Masan Group đã hoạt động từ năm 1996.
- Masan Group là công ty mẹ giữ lợi ích kinh tế kiểm soát ở các công ty The CrownX, Masan MEATLife và Masan High-Tech Materials, với lợi ích kinh tế tương ứng là 84,93%, 78,74% và 86,39% tại thời điểm 30/06/2021. The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM. Tỷ lệ sở hữu hợp nhất trong vốn điều lệ ở Techcombank là 20% tại ngày 30/06/2021.
- Riêng với thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG), Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) có tiền thân là Công ty CP Công nghệ – Kỹ thuật – Thương mại Việt Tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia vị. Sau nhiều lần chuyển đổi, đến ngày 10/06/2015, công ty đổi tên thành Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.
- Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) hiện được đánh giá là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Công ty hiện đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi), và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước khoáng).
- Công ty bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam. Masan Consumer đã tạo nên các thương hiệu được yêu thích và tin dùng hàng đầu tại Việt Nam như Chinsu, Omachi, Kokomi, Nam Ngư, v.v.
Không ngừng cải tiến:
- Vào những giai đoạn đầu năm 2003-2004, Chinsu đã cho ra mắt sản phẩm với sự hòa quyện từ hai loại nước mắm Phú Quốc và nước mắm Nha Trang nhằm tạo ra một hương vị mới. Sản phẩm được bán ra thị trường nhưng không được ưa chuộng.
- Không nản chí, những người làm nước mắm Masan tiếp tục tìm hiểu kỹ về khẩu vị người tiêu dùng và nhận ra các loại nước mắm trên thị trường đang có độ mặn rất cao. Đây có thể là một trong những lý do khiến người tiêu dùng chưa thật mặn mà với sản phẩm.
- Sau khi nghiên cứu, bà Nga (Bà Nguyễn Hoàng Yến hiện giữ nhiều vị trí chủ chốt tại Tập đoàn Masan) quyết định cho giảm độ mặn nước mắm xuống để phù hợp với sức khỏe của người tiêu dùng. Tháng 7/2004, sản phẩm mới được ra đời, có độ mặn vừa phải theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dùng trong thời hạn lâu dài, được phân phối ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
- Tuy nhiên lần này lại gặp vấn đề vì hàng loạt chai nước mắm trên thị trường bị chuyển đục. Rút kinh nghiệm từ thất bại này, bà Nga nhận ra rằng phải áp dụng khoa học kỹ thuật mới có thể giải quyết được vấn đề hiện hữu. Nước mắm muốn có độ mặn thích hợp cần được thanh trùng để diệt vi khuẩn gây hại và giữ ổn định chất lượng trên thị trường.
- Vẫn không nản chí, trải qua nhiều lần học kinh nghiệm ở Thái Lan, rút ra bài học từ các lần thất bại trước, cùng các cải tiến và sự đầu tư nghiêm túc về thiết bị kỹ thuật đã giúp Masan cho ra đời các dòng nước mắm Chinsu Nam Ngư thơm ngon và thật sự chất lượng như hiện nay.
- Năm 2017, Masan tiếp tục giới thiệu sản phẩm nước tương chấm và nấu Chin-Su ngon, cao cấp được nghiên cứu và phát triển riêng cho thị trường người tiêu dùng Thái Lan.
- Tiếp tục nằm Top 3 Nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở thành thị và nông thôn trong suốt 5 năm qua. Nhận giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao” lần thứ 21 liên tiếp từ Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chính là những kết quả xứng đáng cho sự nỗ lực không mệt mỏi của Chinsu Việt Nam.
- Đi lên từ thất bại luôn là bài học đáng noi theo từ các doanh nghiệp. Câu chuyện thương hiệu Chinsu Việt Nam đã là bằng chứng rõ rệt nhất cho những doanh nghiệp luôn nỗ lực để mang đến giá trị thật sự cho khách hàng.
Hệ thống phân phối rộng khắp:
- Chinsu tận dụng hệ thống phân phối của công ty mẹ là Masan Consumer thông qua kênh hiện đại và kênh truyền thống bao gồm 5 trung tâm phân phối trên khắp Việt Nam, lực lượng bán hàng mạnh với 180 nhà phân phối độc quyền và 2.000 nhân viên bán hàng, giúp Masan Consumer đưa sản phẩm đến hơn 176.000 điểm bán hàng.
- Ngoài ra, các kênh phân khối chính của Chinsu là siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa nhỏ lẻ với 58.000 cửa hiệu và hàng trăm khách hàng sỉ trên toàn quốc.
Thị phần lớn:
- Theo báo cáo thường niên năm 2015 của Masan Consumer, hai nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Chinsu và Nam Ngư của doanh nghiệp này nắm giữ 65% thị phần nước mắm. Năm 2017, thị phần nước mắm của Masan chiếm 66%.
- Báo cáo dẫn số liệu nghiên cứu thị trường của Công ty AC Nielsen cho thấy, thị phần nước mắm của Masan Consumer trong năm 2018 theo khối lượng khoảng 62%. Gồm các sản phẩm mang nhãn hiệu Chinsu và Nam Ngư.
- Trong phân khúc nước chấm, Masan Consumer sở hữu 65% thị phần theo khối lượng với các sản phẩm mang thương hiệu Đệ Nhị và Siêu Tiết Kiệm. Thị phần kết hợp của Masan Consumer trên thị trường nước mắm và nước chấm đạt mức 63,5% theo khối lượng. Như vậy, Masan Consumer tiếp tục giữ vị thế số một tuyệt đối về thị phần. Vượt hàng chục lần so với các ‘ông lớn’ khác trong ngành thực phẩm nói chung, như Nestle, Acecook.
- Thị phần và sản lượng lấn lướt này mang lại cho Masan Consumer mức doanh thu và lợi nhuận ấn tượng trong các năm qua. Đặc biệt là 2018 khi doanh thu thuần mảng gia vị (bao gồm nước mắm, nước chấm, nước sốt, tương ớt…) tăng vọt. Báo cáo doanh thu từ mốc khoảng 5.000 tỷ đồng lên hơn 7.000 tỷ đồng. Qua đó giúp lợi nhuận gộp của công ty này cán mốc 3.569 tỉ. Tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
- Số liệu từ báo cáo thường niên của Masan Consumer, riêng sản lượng các thương hiệu như Chinsu, Nam Ngư tăng trưởng 26% so với năm trước đó. Đặc biệt, ngành hàng này có tỉ suất lợi nhuận hiếm có. Năm 2018, mặc dù biên lợi nhuận gộp mảng gia vị không còn giữ được mức hơn 64% như 2016. Nhưng mức 50,5% vẫn là niềm mơ ước với ngay cả những công ty đang kinh doanh các ngành hàng béo bở như Vinamilk hay Sabeco.
- Tại Masan Consumer, doanh số ngành hàng gia vị năm 2021 đạt 10.028 tỷ đồng bao gồm cả xuất khẩu, tăng trưởng 18,4% so với năm 2020 nhờ cao cấp hóa ngành hàng gia vị và phục vụ nhu cầu gia vị tăng mạnh trong một năm người tiêu dùng dành nhiều thời gian nấu nướng tại nhà.
- Nước mắm Chinsu, Nam Ngư là 1 phần gia vị thiết yếu trong mỗi bữa cơm gia đình, luôn luôn cải tiến sản phẩm ngon hơn, tốt hơn vì sức khỏe người tiêu dùng. Các sản phẩm nước mắm đã áp dụng công nghệ sản xuất giảm hàm lượng muối để cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Với những phát kiến mới đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, doanh số của riêng thương hiệu Chinsu đã chiếm gần 30% tổng doanh số ngành hàng gia vị của Masan. Các phát kiến mới dòng cao cấp được người tiêu dùng hào hứng đón nhận và khen ngợi.
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Chinsu
Phân tích mô hình SWOT của Chinsu tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Chinsu.
Bê bối tương ớt Chinsu:
- Mới đây, lô 18.000 sản phẩm tương ớt Chinsu của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã bị Nhật Bản thu hồi do chứa axit benzoic – một chất bị cấm sử dụng trong sản phẩm của Nhật Bản.
- Nói về chất phụ gia axit benzoic mà Nhật Bản cấm trong tương ớt, chất này vẫn nằm trong danh mục cho phép của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex). Là một thành viên của Codex, khi ban hành các quy định về tiêu chuẩn thực phẩm, Việt Nam đã tuân thủ theo quy định chung của quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, có một số nguyên tắc xây dựng mức quy định mà các nước sẽ áp dụng riêng cho mình.
- Một số nước có điều kiện phát triển tốt như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu có những đánh giá riêng, bên cạnh quy định của Codex. Khi xây dựng tiêu chuẩn, các nước này đánh giá trên tổng quan lượng tiêu thụ thực phẩm của người dân nước đó.
- Cũng theo đại diện Cục An toàn thực phẩm, nhiều chất mà các nước trên thế giới dùng nhưng Việt Nam lại cấm. Vì vậy, việc axit benzoic dùng cho tương ớt của Việt Nam mà không dùng cho tương ớt của Nhật Bản không đồng nghĩa với việc tương ớt của chúng ta nguy hiểm. Nhưng thông tin này ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.
Nước mắm Chinsu, Nam Ngư bị nghi ngờ chất lượng:
- Theo đó, chai nước mắm thương hiệu Nam Ngư bày bán trên các chợ truyền thống, siêu thị Coop.Mart, TP.HCM, được nhiều người dân tin dùng có đến 17 hóa chất ngoài nước, muối, đường và tinh cốt cá cơm.
- Masan đặt vấn đề thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam đang ở mức báo động, mà nguyên nhân do nguồn nguyên liệu đầu vào không được kiểm soát. Nhà sản xuất lạm dụng các loại hóa chất không được phép, không tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm…
- Nhãn hàng cũng nêu rõ đã tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế kể từ năm 2011. Cụ thể, hãng đã công bố chất lượng sản phẩm, trong đó nêu rõ các chỉ tiêu chất lượng và hàm lượng kim loại nặng mà đơn vị tuân thủ đối với sản phẩm nước mắm (thuộc nhóm nước chấm trong). Nhưng thông tin này ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.
4. Opportunities (Cơ hội) của Chinsu
Phân tích mô hình SWOT của Chinsu tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Chinsu.
Tiềm năng thị trường nước mắm và nước chấm:
- Theo số liệu từ một báo cáo vừa được trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội mới đây cho thấy, thị trường nước mắm và nước chấm tại Việt Nam có quy mô khoảng 225 triệu lít/năm.
- Trong đó phân khúc các sản phẩm được lên men từ cá và muối. Thời gian ủ chượp tối thiểu 6 tháng và có độ đạm từ 10 độ trở lên có quy mô thị trường lớn. Khoảng trên 100 triệu lít/năm. Bên cạnh đó phân khúc nước chấm là các sản phẩm gốc có độ đạm dưới 10 độ và các sản phẩm pha chế sẵn (như nước mắm tỏi ớt…) có quy mô thị trường khoảng 125 triệu lít/năm.
Khoảng 97% gia đình Việt Nam trong khu vực đô thị sử dụng nước mắm trong bữa ăn hàng ngày:
- Theo đó, loại hình này hiện có khoảng 2.800 hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất trong cả nước. Sản lượng của các đơn vị này chiếm khoảng 20% thị phần trong nước.
- Trong đó loại nước mắm thành phẩm có thành phần từ cá và muối chỉ chiếm khoảng 1 – 2%. Chủ yếu là nước mắm được sản xuất theo chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, Cát Hải. Theo báo cáo của Hội nước mắm Phú Quốc. Hội có 56 doanh nghiệp với sản lượng nước mắm trên 30 triệu lít/năm. Trong đó có 8 doanh nghiệp có nước mắm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Pháp, Nhật…
- Do hạn chế về nguồn vốn, sản xuất chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ. Nên phần lớn doanh nghiệp sản xuất nước mắm theo phương thức thủ công. Chưa có điều kiện đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, nhà xưởng. Số doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ, làng nghề nước mắm tại huyện đảo này có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Thị trường gia vị có quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng tại Việt Nam:
- Theo một báo cáo của Euromonitor, ngành hàng gia vị có quy mô thị trường khoảng 33,5 nghìn tỷ đồng, với 64% đóng góp từ nước chấm. Trong phân khúc nước chấm, nước mắm chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng quy mô đạt 15.000 tỷ đồng.
- Cả nước có hơn 4.200 cơ sở tham gia sản xuất nước mắm; có hơn 1.000 cơ sở sản xuất nước mắm nguyên chất; hơn 60 cơ sở đóng chai và hơn 3.100 hộ tham gia sản xuất nước mắm. Tiếp sau là nước tương với quy mô 2,8 nghìn tỷ đồng và tương ớt 2,6 nghìn tỷ đồng.
Sức khỏe, an toàn thực phẩm và tiện lợi là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình:
- Thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi rõ rệt từ khi dịch Covid-19 bùng phát năm 2020 và càng khẳng định rõ hơn nữa trong năm 2021 khi xã hội phải giãn cách, phong tỏa nghiêm ngặt, số lượng người lao động phải làm việc tại nhà cũng như tập trung tại các cơ sở sản xuất, nhà máy trong thời gian dài. Sức khỏe, an toàn thực phẩm và tiện lợi là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình.
- Trong năm 2022, khi đại dịch vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn thì người tiêu dùng vẫn sẽ hợp lý hóa chi tiêu của mình hơn. Tuy nhiên, mặc dù tiết kiệm hơn, đặc biệt với các mặt hàng tùy ý, họ cởi mở hơn cho chi tiêu tiêu dùng trong nhà và chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn tốt cho sức khỏe.
- Nhìn chung, xu hướng của toàn ngành hàng hướng là cao cấp hoá sản phẩm dựa trên chất lượng sản phẩm và nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ hơn.
Chinh phục thị trường thế giới:
- Tại Việt Nam, Chinsu đang dẫn đầu thị trường tương ớt với 60% thị phần. Ngoài thị trường Nhật Bản, sản phẩm này đã được xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ, châu u, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc…
- Mục tiêu của Masan Consumer, đến năm 2030, tương ớt Chinsu sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế.
- Bên cạnh tương ớt Chinsu, nước mắm Nam Ngư cũng là thương hiệu được nhiều người Việt ở nước ngoài và người bản xứ ưa chuộng. Tại Foodex Japan – triển lãm uy tín của “đất nước mặt trời mọc”, nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao vị mặn mà của Nam Ngư – thương hiệu nước mắm chiếm thị phần số 1 tại Việt Nam.
- Đơn vị nhập khẩu đang có kế hoạch phát triển hàng loạt công thức nấu ăn kết hợp giữa ẩm thực Nhật và tương ớt Chinsu, nước mắm Nam Ngư để ngày càng nhiều người Nhật biết đến các sản phẩm này và sử dụng hằng ngày tại nhà.
- Một sản phẩm nước mắm được sản xuất tại Masan trải qua ít nhất 40 lần kiểm tra chất lượng, bảo đảm các tiêu chuẩn kể trên trước khi được đóng thùng, vận chuyển đi tiêu thụ thông qua 300 nhà phân phối với khoảng 300.000 điểm bán lẻ trên cả nước và đến với người tiêu dùng cả nước.
- Sản phẩm hiện đã được xuất khẩu sang gần 20 quốc gia trên thế giới, trong đó, có nhiều thị trường khó tính như: Canada, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Đức, Ba Lan, Thái Lan, v.v.
5. Threats (Thách thức) của Chinsu
Phân tích mô hình SWOT của Chinsu cuối cùng là Threats (Thách thức) của Chinsu.
Nước mắm truyền thống hợp lực đấu lại những gã khổng lồ:
- Đến thời điểm hiện tại, gần như các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm lớn như Unilever, Nestle, Masan, v.v. đều tham gia thị trường. Các đại gia này liên tục tung ra sản phẩm mắm công nghiệp, nước chấm mới, kèm theo các chiến dịch quảng cáo khủng, rầm rộ, kéo dài liên tục trên truyền thông. Với nguồn lực tài chính mạnh nên không có gì ngạc nhiên khi các đại gia này chiếm đến 70% thị phần nước mắm tại Việt Nam.
- Ở chiều ngược lại, giới sản xuất nước mắm truyền thống dù có lợi thế lâu đời, sở hữu bí kíp ướp chượp độc đáo riêng, chất lượng nước mắm tốt nhưng khả năng tài chính lại quá yếu. Đó là lý do khiến họ chỉ chiếm thị phần khá nhỏ, khoảng 30% trong tổng sản lượng 170-180 triệu lít nước mắm sản xuất mỗi năm ở Việt Nam.
- Sự soán ngôi của nước mắm công nghiệp đang buộc các nhà sản xuất nước mắm truyền thống phải thay đổi, như cải tiến bao bì, đóng chai nhựa theo nhiều kích cỡ để đáp ứng các phân khúc giá khác nhau. Nhiều doanh nghiệp đã chọn các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi để đưa hàng vào.
Cạnh tranh mạnh mẽ với Cholimex Food trong ngành hàng tương ớt:
- Về Cholimex Food tham gia vào thị trường tương ớt từ những năm cuối thập niên 1980, hiện Cholimex Food là một trong những công ty dẫn đầu ngành cùng với Masan, Trung Thành, Nosafood… Công ty cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối trên 63 tỉnh thành cả nước, phân phối thông qua nhiều kênh phổ biến như Metro, Coopmart, GO, v.v.
- Dù đã sớm dẫn đầu thị trường nước chấm – gia vị nhưng năm 2014, Masan vẫn muốn gia tăng ảnh hưởng bằng việc gửi lời chào mua công khai 49% cổ phần của Cholimex Food với giá 90.000 đồng/cp – tương ứng định giá công ty ở mức 730 tỷ – gấp hơn 21 lần lợi nhuận sau thuế năm 2013 của Cholimex Food là 34 tỷ đồng. Mặc dù trả giá cao, song Masan bị từ chối bởi những cổ đông lớn hiện hữu là Cholimex và Nichirei Food. Theo đó Masan Food chỉ mua được 2,66 triệu cổ phiếu, tương ứng 32,84% cổ phần của Cholimex Food và giữ nguyên cho đến nay.
- Việc từ chối lời đề nghị của Masan của các cổ đông lớn Cholimex và Nichirei Food cho thấy đó là quyết định có cơ sở khi Cholimex Food đã tăng trưởng vượt bậc những năm sau đó. Riêng năm 2019, Cholimex Food ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 59% lên mức 209 tỷ đồng – gấp 4 lần và cũng là một trong những công ty có lợi nhuận cao hàng đầu ngành thực phẩm Việt Nam.
- Tăng trưởng đều đặn, Cholimex Food cũng tăng giá trị “của để dành” hàng năm. Tính đến cuối năm 2020, tiền gửi Công ty tăng gấp 3 lần, từ mức 108 tỷ lên 318 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giữ lại tính đến thời điểm 31/12/2020 cũng tăng mạnh, từ 201 tỷ lên 295 tỷ đồng.
- Năm 2014, khi Masan muốn mua cổ phần, doanh thu của Cholimex Food mới đạt 1.000 tỷ đồng còn mảng gia vị, nước chấm của Masan Consumer đạt gần 5.400 tỷ đồng. Đến năm 2020, con số tương ứng là gần 2.300 tỷ và gần 8.200 tỷ đồng. Doanh số xuất khẩu chiếm gần 1/3 doanh thu của Cholimex Food với 658 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp rau, quả và gia vị của Việt Nam đang gặp nhiều thách thức trong việc tiếp cận thị trường châu Âu:
- Trong khi các doanh nghiệp rau, quả và gia vị của Việt Nam đang gặp nhiều thách thức trong việc tiếp cận thị trường châu Âu. Doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin và nguồn nhân lực để đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường châu Âu.
- Đặc biệt, các doanh nghiệp ít có cơ hội và thiếu khả năng tiếp cận thị trường châu Âu. Các ngành rau, quả và gia vị của Việt Nam thiếu các cơ chế hiệu quả để nâng cao năng lực toàn ngành và quảng bá cho các sản phẩm cho thị trường châu Âu.
Chiến lược của Chinsu – Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức
Để tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu, Chinsu cần tận dụng tối đa những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội và đối mặt với thách thức.
- Phát huy thế mạnh thương hiệu: Chinsu cần tiếp tục đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi, đáng tin cậy với người tiêu dùng, đồng thời làm mới hình ảnh để thu hút giới trẻ.
- Mở rộng kênh phân phối trực tuyến: Chinsu cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội… để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn.
- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm: Nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Đây là yếu tố quan trọng giúp Chinsu giữ vững niềm tin của người tiêu dùng.
- Ứng dụng công nghệ 4.0: Đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lý và tiếp thị để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ma trận SWOT – Công cụ hữu ích cho mọi doanh nghiệp
Ma trận SWOT không chỉ là “kim chỉ nam” cho sự phát triển của Chinsu mà còn là công cụ hữu ích cho mọi doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Bằng cách phân tích SWOT một cách bài bản và khách quan, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tận dụng tối đa nội lực, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để đạt được thành công.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về chiến lược kinh doanh của các thương hiệu hàng đầu?
Hãy khám phá thêm các bài viết thú vị khác trên Unilever.edu.vn. Và đừng quên để lại bình luận, chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé!